Phương pháp tính giá xuất kho hàng hoá


Công ty dịch vụ kế toán tại Hà Nội muốn chia sẻ tới các bạn làm kế toán các phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa để các bạn chuyên nghiệp hơn trong công việc của các bạn.

Trên thực tế phải căn cứ vào hoạt động của DN kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá sao cho thuận lợi trong quá trình tính toán và phỉa sử dụng đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán. Trường hợp nếu có thay đổi phương pháp phải có giải thích rõ ràng bằng văn bản để gửi về cơ quan thuế nhưng phải thực hiện tối thiểu là 6 tháng.



Khi xác định giá trị hàng xuất kho, doanh nghiệp áp dụng theo một trong các phương pháp sau:.

1. Phương pháp giá bình quân gia quyền: ( hay sử dụng )

Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập)

Giá thực tế nguyên vật liệu, hàng hoá xuất dùng = Số lượng xuất dùng x Giá đơn vị bình quân

Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách
* Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ( phương pháp này thường xuyên sd)
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng số lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác định giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá.

Đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ = Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ


Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ

VD: Tồn đầu kỳ NVLA: 3000 kg đơn giá 1000đ/kg

Nhập trong kỳ NVLA: 7000kg đơn giá 770đ/kg


Đơn giá bình quân 1 kg = (3000 x 1000) + (7000 x 770) = 1070 đ/kg /3000 + 7000

* Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:
Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của nguyên vật liệu, hàng hoá. Tuy nhiên lại không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả.


Đơn giá bình quân

cuối kỳ trước = Giá thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) / Lượng thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)

* Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
- Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục.

- Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần


Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập = Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập / Lượng thực tế tồn đầu kho sau mỗi lần nhập

VD: Ngày 1/1 tồn kho NVLA: 3.000kg đơn giá 1.000đ/kg

Ngày 3/1 nhập kho NVLA: 2.000kg đơn giá 1.100đ/kg

Ngày 4/1 xuất kho NVLA: 4.000kg

Ngày 5/1 nhập kho NVLA: 3.000kg đơn giá 1.080đ/kg

Xác định đơn giá bình quân 1kg NVLA


A = (3.000 x 1.000) + (2.000 x 1.100) = 1.040 đ/kg / 3.000 + 2.000

Ngày 4/1 xuất đi 4.000 x 1.040 = 4.160.000

Vậy tồn kho (3.000 x 1.000) + (2.000 x 1.100) - 4.160.000 = 1.040.000

Ngày 5/1 nhập = 1040.000 + (3.000 x 1.080) = 1.070 đ/kg/

Ngày 6/1 Xuất 2.000kg => 2.000 x 1.070 = 2.140.000 đ/kg

2 Phương pháp nhập trước xuất trước ( Thường về DN thuốc, sữa,..)
Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Do vậy hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.

3. Phương pháp nhập sau xuất trước( DN kinh doanh về xây dựng)
Hàng hoá nào mua vào sau cùng sẽ được xuất trước. Phương pháp này ngược với phương pháp trên, chỉ thích hợp với giai đoạn lạm phát.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại Hà Nội

4. Phương pháp giá đích danh( DN kinh doanh về tài sản có giá trị lớn)
Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

Tới công ty của chúng tôi bạn sẽ được làm trọn gói về kế toán dịch vụ doanh nghiệp của bạn sẽ giảm tối đa chi phí.
Nguồn: sưu tầm

Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội muốn chia sẻ tới các bạn đã đang sẽ và làm về kế toán cách về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương khi đến cuối tháng để tra lương cho công nhân viên một cách hợp lý nhất.

Tính lương cho nhân viên vào cuối tháng kế toán cần căn cứ vào:
– Bảng chấm công của từng bộ phận gửi lên.
– Hợp đồng Lao động.
– Quy chế, Quy định về việc tính lương cho Công nhân viên của Doanh nghiệp.



Thường có 2 bộ phận cơ bản trong một DN mà Kế toán cần phải tính lương và thực hiện các khoản trích theo lương đó là:

– Bộ phận sản xuất,
– Bộ phận quản lý Doanh nghiệp

1) Tính lương cho Bộ phận sản xuất – loại hình DN Sản Xuất/ Xây Dựng/ Dịch Vụ – TK 154
– Trong Bộ phận sản xuất kế toán thường phân làm 2 bộ phận nhỏ là Bộ phận Quản lý sản xuất và Bộ phận trực tiếp sản xuất

Bộ phận quản lý sản xuất – TK 1547
Bộ phận trực tiếp sản xuất – TK 1542
Cách hạch toán tiền lương và trích các khoản theo lương cho Bộ phận Sản xuất

1.1 Tính tổng lương phải trả cho CNV thuộc Bộ phận Sản xuất

Nợ TK 1542
Nợ TK 1547
Có TK 334

1.2 Trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào CP của DN cho Bộ phận Quản lý sản xuất
Nợ TK 1547
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội
Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế
Có TK 3389 – Bảo Hiểm Thất nghiệp

1.3 Trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào CP của DN cho Bộ phận trực tiếp sản xuấtNợ TK 1542
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội
Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế
Có TK 3389 – Bảo Hiểm Thất nghiệp

>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán giá rẻ

1.4 Trích BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của CN Bộ phận Sản xuất

Nợ TK 334
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội
Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế
Có TK 3389 – Bảo Hiểm Thất nghiệp

2) Tính lương cho Bộ phận Quản lý Doanh nghiệp – TK 642
– Trong Bộ phận Quản lý Doanh nghiệp, phân ra làm 2 bộ phận là Bộ Phận Bán hàng và Bộ phận Quản lý DN
Bộ phận Bán hàng – TK 6421
Bộ phận Quản lý DN – TK 6422
Cách hạch toán tiền lương và trích các khoản theo lương cho Bộ phận Quản lý Doanh nghiệp

2.1 Tính tổng lương phải trả cho NV thuộc Bộ phận Quản lý

Nợ TK 6421
Nợ TK 6422
Có TK 334

2.2 Trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào CP của DN cho Bộ phận bán hàng

Nợ TK 6421
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội
Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế
Có TK 3389 – Bảo Hiểm Thất nghiệp

2.3 Trích BHXH, BHYT, BHTN tính vào CP của DN cho Bộ phận Quản lý

Nợ TK 6422
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội
Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế
Có TK 3389 – Bảo Hiểm Thất nghiệp

2.4 Trích BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương của NV Bộ phận Quản lý DN

Nợ TK 6422
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội
Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế
Có TK 3389 – Bảo Hiểm Thất nghiệp

>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán giá rẻ
3) Tính Thuế TNCN nộp hộ khấu trừ vào Lương của người Lao Động

Nợ TK 334
Có TK 335

4) Thực hiện chi trả Lương cho Công nhân viên các bộ phận

Nợ TK 334
Có TK 1111/ TK 1121

5) Nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN

Nợ TK 3383
Nợ TK 3384
Nợ TK 3389
Có TK 1111/ TK 1121
Đến với ketoanthuehanoi.org sẽ có đầy đủ dịch vụ cho bạn chọn lựa .
Nguồn: Sưu tầm

Cách tính khấu hao TSCĐ theo ngày

Công ty làm dịch vụ kế toán của chúng tôi luôn muốn các bạn nắm vững kiến thức chuyên ngành kế toán của bạn về cách tính khấu hao TSCĐ theo ngày.

Trước đây điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng được hướng dẫn tại điều 15 của Thông tư 219/2013/TT-BTC nhưng bắt đầu từ năm 2015 được thực hiện theo khoản 10, điều 1 của Thông tư 26/2015/TT-BTC.điều kiện khấu trừ thuế GTGT


 Theo thông tư này, Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
Nhưng như thế nào gọi là hoá đơn hợp pháp, các bạn xem thêm: Thế nào là hoá đơn hợp pháp, hợp lệ, hợp lý.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế. Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).
+ Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.
+ Hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ.
+ Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).
4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
c) Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
d) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ 68:
Công ty A mua hàng của Công ty B và Công ty A đang còn nợ tiền hàng của Công ty B. Tuy nhiên Công ty B đang còn nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Căn cứ Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế thực hiện thu tiền, tài sản của Công ty B do Công ty A đang nắm giữ để thi hành quyết định hành chính thuế thì..
Chúng tôi luôn cung cấp các dịch vụ báo cáo thuế tại Hà Nội để doanh nghiệp làm tốt các thủ tục kế toán mà không phải chi trả quá nhiều.

Kinh nghiệm quản lý hàng tồn kho

Muốn quản lý hàng tồn kho hiệu quả thì các doanh nghiệp phải biết kết hợp nhiều cách thức với nhau, làm sao cho việc quản lý hàng tồn kho đảm bảo và thuân tiện nhất theo các yêu cầu sau:
Kinh nghiệm quản lý hàng tồn kho
Thứ nhất: Phân loại hàng hóa theo nhóm hàng cho phù hợp, dễ tìm kiếm, nhìn đếm, dễ xếp dỡ. Phải theo dõi chặt chẽ ở từng khâu thu mua, từng kho bảo quản, từng nơi sử dụng, từng người phụ trách vật chất (thủ kho, cán bộ vật tư, nhân viên bán hàng,…)
-Trong khâu thu mua: một mặt phải theo dõi nắm bắt thông tin về tình hình thị trường, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, các chính sách cạnh tranh tiếp thị được các nhà cung cấp áp dụng, tính ổn định của nguồn hàng,…Đồng thời phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất, chủng loại giá mua, chi phí mua và tiến độ thu mua, cung ứng phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Trong khâu bảo quản dự trữ: phải luôn đảm bảo kho, bến bãi tốt,thực hiện đúng chế độ bảo quản. Xác định được định mức dự trữ tối thiểu, tối đa cho từng loại hàng tồn kho, cung ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ với chi phí tồn trữ thấp nhất. Khi hàng tồn kho vượt quá định mức tối đa, tối thiểu thì phải có cảnh báo kịp thời để điều chỉnh cho hợp lý không bị ngưng đọng hàng hóa trong kho.
-Trong khâu sử dụng: thường xuyên theo dõi quá trình sản xuất sản phẩm, tiến độ thực hiện. Phải tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí, tiến độ sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thứ hai: việc quản lý hàng tồn kho phải thường xuyên đảm bảo được quan hệ đối chiếu phù hợp giữa giá trị và hiện vật cuả từng thứ, từng loại hàng tồn kho, giữa các số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp về hàng tồn kho, giữa số liệu ghi trong sổ kế toán với số liệu thực tế tồn kho.
Trên đây là bài viết về Kinh nghiệm quản lý hàng tồn khoCông ty tư vấn quản lý thuế Hà Nội chia sẻ với các bạn.
Chúc các bạn thành công!
Ngoài ra các bạn quan tâm có thể tham khảo thêm các dịch vụ kế toán trọn gói giá rẻ của chúng tôi:


Công việc của kế toán tổng hợp

Công việc của kế toán tổng hợp gồm những gì? Bài viết này công ty tư vấn quản lý thuế Hà Nội xin đưa ra những công việc sau:
Công việc của kế toán tổng hợp
Xem thêm:


1.Trách nhiệm:
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
- Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh
- Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
- Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng công ty.
-Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi toàn công ty.
- In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo công ty theo quy định
- Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết
- Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán
- Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở
- Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo
- Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu
- Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu
- Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách văn phòng KT - TV
- Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến
- Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định
2. Quyền hạn:
- Trực tiếp yêu cầu cacsd kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát sinh sai
- Yêu cầu trực tiếp kế toán viên cung cấp báo cáo kịp thời đầy đủ theo quy định
3. Quan hệ:
-  Nhân sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng Kế toán - tài vụ
- Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên
- Đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin kinh tế -tài chính
- Liên hệ các bộ phận khác thông qua phụ trách phòng KT - TV hoặc theo quy định.
4. Tiêu chuẩn yêu cầu:
- Có năng lực nghiệp vụ kế toán, có khả năng tổng hợp, nắm vững chế độ kế toán.
- Tổ chức, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Biết tổng hợp và phân tích báo cáo. Thi hành nhiệm vụ chính xác và đúng quy định.
- Có kiến thức căn bản về công nghệ quy trình sản xuất trong công ty
 - Sử dụng máy vi tính thành thạo( phần mềm excel, phần mềm kế toán).

Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí?

Tiền thưởng tháng 13 có được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN ko? Có phải tính thuế TNCN không? Đó là câu hỏi của nhiều bạn kế toán. Bài viết này Công ty tư vấn quản lý Hà Nội xin giải đáp các vướng mắc trên của các bạn.
Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí?
Xem thêm:

1. Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí không?
Theo điều 103 Bộ luật Lao động 2012 quy định là “Tiền thưởng” như sau:
- Tiền thưởng là khoản tiền mà DN thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả SXKD hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.
- Quy chế thưởng do DN quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Theo Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi phí không được trừ gồm:
- Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Theo Điều 11 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ quy định như sau:
- Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, DN thưởng cho NLĐ trên cơ sở hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể mà hai bên đã thỏa thuận.
- DN có trách nhiệm ban hành quy chế thưởng để thực hiện đối với NLĐ sau khi tham khảo ý kiến ban chấp hành công đoàn cơ sở. Quy chế thưởng phải được công bố công khai trong doanh nghiệp.
Kết luận:
Để đưa khoản chi phí tiền lương tháng 13 vào chi phí thì cần:
- Ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; thoả ước lao động tập thể; quy chế tài chính của Công ty; Quy chế thưởng của Công ty.
- Quyết định lương thưởng.
- Phiếu chi tiền thưởng.
- Chi trả trước thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm Công văn 5335/CT-TTHT ngày 30/06/2011 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.
2. Tiền thưởng lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?
Theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của BTC quy định: Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN gồm:
- Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
Kết luận:
- Khoản tiền thưởng lương tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
- Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm DN chi trả lương thưởng cho NLĐ.
VD: Tháng 1/2014 DN bạn trả tiền lương tháng 13 cho nhân viên. Thì bạn cộng gồm khoản tiền lương tháng 13 vào và tính thuế TNCN như bình thường.

Hướng dẫn tính tiền phạt nộp chậm thuế

Hướng dẫn  tính tiền chậm nộp thuế từ ngày 01/07/2013 được ban hành theo Công văn số 4216/TCT- QLN ngày 05/12/2013.
Hướng dẫn tính tiền phạt nộp chậm thuế 
Có thể bạn quan tâm:

* Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2013 thì tiền chậm nộp được tính như sau:
+ 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thứ 90 (chín mươi);
+ 0,07% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày chậm nộp thứ 91 (chín mươi mốt) trở đi.
Ví dụ: Người nộp thuế A nợ thuế GTGT 100 triệu đồng, có hạn nộp là ngày 22/7/2013 (do ngày 20/7/2013 là ngày nghỉ). Người nộp thuế nộp 100 triệu đồng vào ngày 31/10/2013, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 23/7/2013 đến ngày 31/10/2013. Số tiền chậm nộp của người nộp thuế A là 5,27 triệu đồng, trong đó:
Từ ngày 23/7/2013 đến 20/10/2013 số ngày chậm nộp là 90 ngày:
100 triệu đồng x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng.
Từ ngày 29/9/2013 đến ngày 04/10/2013, số ngày chậm nộp là 06 ngày:
100 triệu đồng x 0,07% x 06 ngày = 0,42 triệu đồng.
Từ ngày 21/10/2013 đến ngày 31/10/2013 số ngày chậm nộp là 11 ngày:
100 triệu đồng x 0,07% x 11 ngày = 0,77 triệu đồng.
* Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2013 nhưng sau ngày 01/7/2013 vẫn chưa nộp thì tính như sau:
Trước ngày 01/7/2013 tính phạt chậm nộp theo quy định tại Luật Quản lý thuế, từ ngày 01/7/2013 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
Ví dụ: Người nộp thuế B nợ 100 triệu đồng tiền thuế TNDN thuộc tờ khai quyết toán thuế năm 2012, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 01/4/2013 (do ngày 31/3/2013 là ngày nghỉ). Ngày 04/10/21013 người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 02/4/2013 đến ngày 04/10/2013.
Trước ngày 01/7/2013 tiền phạt chậm nộp được tính như sau: từ ngày 02/4/2013 đến ngày 30/6/2013, số ngày chậm nộp là 90 ngày: 100 triệu x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng.
Từ ngày 01/7/2013 trở đi tiền chậm nộp được tính như sau: số ngày chậm nộp là 96 ngày, cụ thể:
- Từ ngày 01/7/2013 đến ngày 28/9/2013, số ngày chậm nộp là 90 ngày:
100 triệu x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng;
- Từ ngày 29/9/2013 đến ngày 04/10/2013, số ngày chậm nộp là 06 ngày:
100 triệu đồng x 0,07% x 06 ngày = 0,42 triệu đồng.